Hội thảo tham vấn hồ sơ đăng bạ và mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước

19/09/2016 11:51:12 SA

25/08/2016) Hội thảo tham vấn hồ sơ đăng bạ và mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước

 

Sáng ngày 24/8/2016, Sở KH&CN tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) và Trung tâm phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) tổ chức Hội thảo tham vấn hồ sơ đăng bạ và mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước. Tham dự Hội thảo có ông Lưu Đức Thanh - Trưởng phòng Chỉ dẫn địa lý (thuộc Cục sở hữu trí tuệ); ông Đào Đức Huấn - Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn; các thành viên trong Tổ phối hợp triển khai dự án do UBND tỉnh Bình Phước thành lập cùng hơn 20 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh hạt điều trên địa bàn tỉnh. Ông Trần Văn Vân - Giám đốc Sở KH&CN và ông Nguyễn Minh Quang - PGĐ Sở KH&CN chủ trì hội thảo.

 


Tại Hội thảo, ông Nguyễn Minh Quang - PGĐ Sở KH&CN Bình Phước cho biết, Hội thảo này nằm trong hoạt động của dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ và Trung tâm phát triển nông thôn (Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) là đơn vị được giao triển khai thực hiện. Mục đích của Hội thảo lần này là cập nhật tiến độ triển khai dự án; xin ý kiến về một số nội dung trong hồ sơ đăng bạ chỉ dẫn địa lý Bình Phước cho sản phẩm điều (gồm: sản phẩm bảo hộ; tính đặc trưng, đặc thù, danh tiếng sản phẩm đăng ký bảo hộ; vùng địa lý đăng ký bảo hộ; xin ý kiến về mô hình tổ chức quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý điều Bình Phước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Đức Huấn đại diện cho đơn vị thực hiện dự án cho biết, qua khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian qua cho thấy, hiện nay diện tích trồng điều của Bình Phước là lớn nhất cả nước (khoảng 134 nghìn ha), sản lượng đạt khoảng 190 ngàn tấn, có trên 449 cơ sở (trong đó có 280 doanh nghiệp) chế biến, gia công hạt điều. Để xây dựng thành công được chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hạt điều cần phải tìm ra được đặc trưng dễ phân biệt và nhận biệt với hạt điều từ nơi khác; phải phân vùng được nguyên liệu cho ra hạt điều mang đặc trưng đó. Ngoài ra, cần giải quyết được tình trạng lẫn lộn với điều nhập khẩu vì cơ chế quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ như hiện nay.

 



Toàn cảnh Hội thảo


Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp và đại diện một số sở, ngành liên quan đã phân tích những điều kiện tác động đến chất lượng các sản phẩm từ hạt điều để xác định yếu tố cần bảo hộ; tập trung trao đổi các nội dung nhận diện sản phẩm điều Bình Phước trên thị trường; nên lựa chọn sản phẩm nào đặc thù để bảo hộ; thống nhất tên chỉ dẫn địa lý là “Hạt điều Bình Phước” và thảo luận về mô hình tổ chức quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, đa số các đại biểu cũng kiến nghị nhóm chuyên gia cần khảo sát được toàn bộ các vùng nguyên liệu điều trên toàn tỉnh, lấy mẫu các sản phẩm hạt điều để phân tích tìm ra được những đặc trưng, chất lượng riêng có của hạt điều Bình Phước và từ đó làm cơ sở khoa học cho việc xác định được vùng nguyên liệu cụ thể để có thể sản xuất ra hạt điều mang được đặc trưng đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều mong muốn mang chỉ dẫn địa lý Bình Phước. 


Thông qua Hội thảo, các chuyên gia của dự án sẽ ghi nhậnvà tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện hồ sơ đăng bạ chỉ dẫn địa lý Bình Phước cho sản phẩm điều./.

 

Nguồn: Sở KH & CN Bình Phước 

Bài viết liên quan

Chat Facebook - Vietmoldmachine.com