Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm điều sau khi chế biến trên địa bàn tỉnh tây Ninh

10/02/2017 8:01:17 SA

Mặt hàng nông sản là nguyên liệu chính hiện rất dồi dào ở tỉnh Tây Ninh (đặc biệt là mía, mì,..), và một phần được trao đổi mua bán với Campuchia thông qua đường biên giới (thuế quan 0% đối với doanh nghiệp có CO). Chính vì thế, hoạt động chế biến nông sản sau thu hoạch tương đối phát triển trên địa bàn tỉnh và đã cung cấp những sản phẩm có giá trị, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn như cao su, mì thì hoạt động sản xuất chế biến hạt điều cũng đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhà.

Bảng thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu mặt hàng hạt điều năm 2016
XUÂT KHẨU
Năm 2015 So cùng kỳ (%) 4 tháng đầu năm 2016 So cùng kỳ (%)
Lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Lượng (tấn) Giá trị (triệu USD)
18.185 123.734 101,01 111,69 4.619 33.938 120,8 127,05
NHẬP KHẨU
59.225 78.638 182,44 202,08 17.354 28.099 89,74 119,37


Hoạt động sản xuất, chế biến hạt điều không ngừng phát triển trên địa bàn tỉnh do những thuận lợi sau:
- Về nguồn nguyên liệu: Tây Ninh giáp ranh biên giới Campuchia nên thuận tiện cho việc nhập khẩu nguyên liệu (hạt điều) để phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Về công nhân: nguồn lao động ở địa phương dồi dào nên luôn đảm bảo cho hoạt động sản xuất.
- Về thuế: được ưu tiên nhập khẩu với thuế quan là 0% đối với doanh nghiệp có CO.
- Thủ tục hành chính: việc cải cách thủ tục hành chính cộng với sự quan tâm, tạo điều kiện của các Sở, Ban, Ngành có liên quan, hoạt động sản xuất hạt điều trên địa bàn tỉnh liên tục phát triển.
- Đa số sản phẩm đều được công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, áp dụng tiêu chuẩn ISO.
- Một số cơ sở không ngừng cải tiến đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành điều cũng gặp không ít khó khăn vầ thách thức:
- Tây Ninh không có vùng nguyên liệu về hạt điều (chỉ có một số hộ trồng nhỏ lẻ) nên nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu và mua lại ở các vùng lân cận.
- Giá nguyên vật liệu không ổn định do phụ thuộc vào giá cả thị trường.
- Một số cơ sở còn sản xuất  thủ công nên năng suất chưa cao.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm điều sau chế biến   
- Từng bước nâng cao công nghệ chế biến, đổi mới thiết bị.
- Thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và áp dụng tiêu chuẩn ISO, HACCP trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Rà soát, nắm bắt thông tin các cơ sở sản xuất hạt điều có đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất để kịp thời xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công nhằm khuyến khích các cơ sở đầu tư nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm.

Tác giả bài viết: Giỏi-TTKC

Nguồn tin: TTKC&TVPTCN Tây Ninh

Bài viết liên quan

Chat Facebook - Vietmoldmachine.com